Bột sắn dây được biết đến như một loại thức uống quen thuộc có tác dụng thanh nhiệt. Không những thế, sử dụng loại thực phẩm này còn có nhiều tác dụng tích cực khác đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng bột sắn dây như thế nào để đạt được tác dụng tốt nhất thì không nhiều người biết.
Thành phần của bột sắn dây bao gồm những gì?
Đây là loại bột được làm từ củ sắn dây – bộ phận chứa nhiều giá trị dinh dưỡng của cây sắn. Qua nhiều giai sản xuất và chế biến kỳ công, người ta thu được phần tinh bột sắn có màu trắng tinh, sờ vào cảm giác mịn. Thông thường loại bột sắn dây chất lượng cao phải là loại tinh khiết, không pha trộn bất kỳ phụ gia hoặc loại bột nào khác. Sử dụng loại tinh khiết thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.
Ngoài cái tên sắn dây thì theo như Đông Y gọi chúng là cát căn, tên khoa học là Radix Puerariae. Theo như các nghiên cứu thì thành phần của yếu của sắn dây bao gồm: Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4, Tinh bột, Puerarin,… Hầu hết đây đều là những hợp chất mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể.
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng bột sắn dây
Pha sắn dây trực tiếp với nước lạnh để làm nước giải khát là cách làm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đây là thói quen hết sức sai lầm và có thể đem lại nhiều tác dụng tiêu cực cho sức khỏe. Hiện nay, hầu hết loại mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều được làm thủ công.
Chính vì thế trong quá trình chế biến sẽ không thể lọc hết các tạp chất có bên trong sắn dây dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu trực tiếp pha với nước lạnh có thể gây nên hiện tượng đau bụng, tiêu chảy. Do đó, nên nấu chín khi ăn hoặc pha với nước nóng để không gây nên những tác dụng phụ đáng tiếc. Ngoài ra, sắn dây có tính hàn nên việc bạn sử dụng chúng với nước lạnh thường xuyên sẽ gây nên một số vấn đề về sức khỏe.
Hiện nay, trên một số diễn đàn Internet có đề cập đến việc pha sắn dây kết hợp mật ong và ướp thêm hoa bưởi tuy nhiên bạn không nên sử dụng theo hai cách này. Theo như một số nghiên cứu khoa học thì kết hợp mật ong với sắn dây sẽ sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Còn ướp hoa bưởi với nước sắn dây sẽ làm giảm đi dược liệu vốn có ban đầu của sắn dây.
Tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe
Trong Đông y, sắn dây là một vị thuốc nổi tiếng có rất nhiều công dụng khác nhau. Sắn dây có thể dùng như một loại thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt, chống lão hóa, giải độc, giải rượu… Ngoài ra, bột sắn dây còn là nguyên liệu làm đẹp của các chị em khi được kết hợp với mật ong, trứng gà, các loại trái cây… để dưỡng da, trị nám, tẩy tế bào chết. Uống nước sắn dây cũng là phương pháp làm đẹp từ bên trong được nhiều chị em áp dụng.
Bổ sung sắt
Bột sắn dây là nguồn cung cấp sắt tự nhiên đáng cân nhắc. Bạn chỉ cần uống một cốc bột sắn dây, là đã có thể bổ sung được 13% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để giúp chống lại tình trạng thiếu máu.
Chống Oxy hóa
Nhiều nghiên cứu cho thấy 8% lượng Manga mà cơ thể cần thiết trong một ngày có thể được bổ sung bằng một cốc bột sắn dây. Đây là khoáng chất thiết yếu, giúp chuyển hóa cholesterol và axit amin, đồng thời hỗ trợ chắc khỏe xương và chống Oxy hóa.
Chắc khỏe xương
Nếu lo ngại vấn đề về xương khớp, bạn cần phải bổ sung đủ lượng Canxi cho cơ thể. Khoáng chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp răng và xương chắc khỏe. Không chỉ thế, tình trạng tê tay chân sẽ được cải thiện nhờ khả năng đẩy mạnh lưu thông máu của Canxi.
Tốt cho phụ nữ có thai
Hàm lượng Folate trong bột sắn dây rất cao, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo DNA cũng như phân chia tế bào. Loại Vitamin B này nên được bổ sung xuyên suốt thai kỳ để giúp chống lại tình trạng khuyết tật ống thần kinh. Vì vậy, bột sắn dây được xem là thực phẩm tốt cho bà bầu.
Hỗ trợ tiêu hóa và giúp tăng cân
Công dụng của bột sắn dây trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa sẽ giúp bạn ăn ngon miệng, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, từ đó tăng cân hiệu quả.
Giúp cải thiện vòng 1
Tinh bột sắn dây chứa nhiều chất Protein và Lecithin có khả năng sản sinh ra nội tiết tố Estrogen. Nội tiết tố Estrogen sẽ giúp kích thích tăng vòng 1 nhanh chóng. Pha bột sắn dây với nước ấm, sữa đặc hoặc nước chanh, uống liên tục trong 1 tháng sẽ có hiệu quả.
Xem thêm một số công dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe:
Chữa cảm nắng, nôn mửa, đau đầu, sốt nóng
Chữa vùng ngực, bụng nóng cồn cào và khát nước
Chữa trị ngộ độc rượu, ngộ độc thức ăn
Chữa chảy máu mũi
Chống ngứa do đổ mồ hôi trộm
Hỗ trợ điều trị bệnh kiết lỵ
Trị tàn nhang, trị mụn hiệu quả
Cách pha nước bột sắn dây đúng cách
Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 muỗng canh bột sắn dây
1 ly nước sôi
1 muỗng nước cốt chanh
Cách thực hiện
Cho bột sắn dây vào ly thủy tinh, vừa đổ nước sôi vừa khuấy đều tránh để bị vón cục, để bột chín đều. Sau đó cho nước cốt chanh vào, khuấy đều là có thể thưởng thức ngay.
Thêm nước cốt chanh vào bột sắn dây để uống giúp bạn tăng thêm hiệu quả giảm cân.
Nên uống nước bột sắn dây vào sáng sớm, trước bữa ăn 20 phút để đạt được hiệu quả giảm cân, cải thiện làn da.
Củ sắn dây thái lát, phơi khô, đựng trong lọ kín để dùng trong thời gian dài. Mỗi ngày dùng 20g
30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng uống thay trà.
Củ sắn dây thái lát và câu đằng lượng bằng nhau, 2 thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô trộn đều, để trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g đựng trong túi vải buộc kín miệng đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, thay cho nước trà hàng ngày. Là loại nước rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, vai cổ đau nhức.
Củ sắn dây 200g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 60g. Tất cả đem sấy khô, tán vụn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày dung 40g hãm với nước sôi trong bình kín. Sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà hàng ngày. Tốt cho những người mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên thì phụ nữ có thai không nên uống.
Uống sắn dây như thế nào để có lợi cho sức khỏe
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà sắn dây mang lại cũng có một số ảnh hưởng rất nghiêm trọng nếu chúng ta sử dụng sắn dây vào những trường hợp nhất định. Vậy chúng ta nên uống sắn dây như thế nào để có lợi cho sức khỏe?
Rất nhiều người có thói quen ướp hoa bưởi cùng với bột sắn dây để nước uống có mùi vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, chúng ta không nên áp dụng cách làm này vì bột sắn dây sẽ mất đi một số dược tính quan trọng.
Sắn dây có hàn tính rất mạnh, do đó không nên cho trẻ em sử dụng. Vì các bộ phận trên cơ thể trẻ còn rất non nớt và chưa được phát triển đầy đủ nên khi cho trẻ sử dụng bột sắn dây sống sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc lạnh bụng. Có thể nấu bột sắn chín để làm giảm tính hàn rồi mới cho trẻ sử dụng để an toàn hơn.
Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mà cơ thể bị nóng sẽ rất tốt khi uống nước sắn dây. Tuy nhiên, nếu cảm thấy cơ thể bị lạnh và mệt mỏi thì không nên uống nước sắn dây vì sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn.
Tuyệt đối không cho thai phụ có dấu hiệu bị động thai sử dụng bột sắn dây vì có thể sẽ khiến cho dạ con bị co bóp dẫn đến sảy thai.
Để mang lại những lợi ích tốt nhất cho cơ thể thì chúng ta nên đun chín sắn dây rồi mới sử dụng và không nên sử dụng cùng với quá nhiều đường vì sẽ không tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất, không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Đặc biệt, chỉ nên cho 1 chút đường, vì uống đường nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: Kể cả những người có tình trạng sức khỏe bình thường thì mỗi ngày cũng không nên uống quá 1 ly nước sắn dây.
Trên đây là một số tác dụng của bột sắn dây đối với sức khỏe của chúng ta. Hy vọng qua một số thông tin trên, chị em có thể hiểu sắn dây là gì, tác dụng của nó như thế nào và một số lưu ý cần biết khi sử dụng bột sắn dây. Chúc chị em có thể bỏ túi được nhiều thông tin hữu ích qua bài viết này nhé.