Bánh ít lá gai Bình Định là một món ngon đặc sản ở Bình Định được làm từ bột và nhân bánh làm từ dừa nạo hoặc đậu xanh. Cách làm món bánh ít lá gai đơn giản và được người dân ở đây làm rất nhiều. Có thể bạn đã thưởng thức bánh ít lá gai ở rất nhiều nơi với nhân dừa nạo hay nhân đậu xanh nhưng chắc chắn khi ăn bánh ít lá gai Bình Định sẽ thấy nó đậm đà vị miền Trung.
Dưới đây, VƯƠNG GIA sẽ hướng dẫn cách làm bánh ít lá gai Bình Định. Nếu muốn mua bánh ít để dùng thì hãy tham khảo kỹ bài viết về món ngon này nhé.
Nguồn gốc bánh ít lá gai
Nếu bạn hỏi Quy Nhơn có đặc sản gì? Về bánh, ta có thể nghĩ ngay đến đó là bánh ít lá gai. Dù được xuất hiện ở khắp mọi nơi, khắp mọi vùng miền của nước ta, nhưng với bánh ít của người dân Quy Nhơn, chúng ta lại có thể cảm được hương vị rất riêng, rất Bình Định, rất mộc mạc và gần gũi đặc trưng như người dân nơi đây.
Đây là bánh phổ biến được ăn hàng ngày. Đặc biệt sẽ luôn xuất hiện trên những mâm cỗ ông bà và trong các dịp lễ hội. Vì theo nguồn gốc thì nó là sự kết hợp của nhân bánh chưng và vỏ bánh dày. Và cũng vì do công chúa út của vua Hùng làm ra nên được gọi là bánh ít.
Cách làm bánh ít lá gai Bình Định
Tìm hiểu ngay về cách làm bánh ít lá gai Bình Định dân gian nhé!
Nguyên liệu làm bánh ít
500gr nếp
700gr đường cát
300gr lá gai
200gr dừa tươi
200gr đậu xanh
Gừng tươi, dầu ăn, muối
Lá chuối
Cách chế biến bánh ít lá gai
Phần vỏ bánh
Chuẩn bị lá gai làm bánh. Loại lá sử dụng cho bánh ít lá gai Bình Định là loại lá gai trái tim. Loại bỏ tất cả phần gân và cuống của lá gai. Rửa sạch phần lá vừa tách khỏi gân ra rồi rửa sạch, để ráo nước rồi sau đó cắt nhỏ. Sau đó cho vào giã phần lá cho thật nhuyễn. Đây là bước rất quan trọng quyết định vỏ bánh tạo nên có được mềm mại, dẻo mịn hay không.
Theo những “chuyên gia” bánh ít Bình Định, nếu giã phần lá gai bằng tay sẽ có hiệu quả tốt hơn so với sử dụng máy xay.
Đến bước tiếp theo, sử dụng gạo nếp mới và ngâm qua khoảng vài giờ rồi đem xay nhuyễn thật kỹ phần nếp vừa xoay và ép bỏ đi phần nước để có khối bột nếp mịn màng.
Bước cuối cùng của vỏ bánh, bạn sẽ lấy phần bột nếp vừa xay trộn với bột lá gai đã được xay thật nhuyễn sẵn cùng với lượng đường còn lại phù hợp rồi giã nhuyễn. Bạn lặp lại việc giã hỗn hợp nhiều lần cho đến khi bột chuyển sang màu xanh, bột dẻo, tạo thành một khối bột và không dính tay để có lớp vỏ mềm mịn.
Lưu ý, trong lúc nhào bột nếp hãy cho một lượng dầu ăn vừa đủ vào hỗn hợp. Việc này không chỉ giúp cho lớp vỏ bánh mềm mịn mà còn giúp bột bánh không bị dính vào cối, bột dẻo hơn. Sau cùng, chia bột thành từng phần nhỏ để tạo ra chiếc bánh ít lá gai Bình Định.
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết cách làm bánh lá gai rồi phải không nào?
Phần nhân bánh
Nhân được xem là linh hồn của hầu như mọi loại bánh và bánh ít lá gai cũng vậy. Vì thế nên việc tỉ mẩn tuyển chọn từng trái dừa hay đậu xanh để làm nhân là vô cùng thiết yếu khi làm bánh.
Với dừa bào sợi, chúng ta nên chế biến bằng cách bào sợi dừa từ những trái dừa không quá già cũng như không quá non. Với đậu xanh chỉ nên sử dụng đậu xanh đều hạt.
Bắt chảo và nấu chín phần dừa vừa được tuyển chọn với đường cát cho đến khi khô lại. Với nhân đậu xanh, sau khi được ngâm mề sẽ được đem đi giã với đường.
Một bí quyết để có được bánh ít Bình Định đó là sử dụng gừng trong phần nhân bánh. Còn nếu là nhân dừa, chúng ta có thể cho gừng trong lúc nấu dừa và cho gừng trong lúc giã đậu. Việc cho thêm gừng vào nhân dừa sẽ giúp bánh thêm thơm ngon và đặc biệt với nhân dừa hơn.
Phần gói bánh
Tất cả đều có lý do khi người ta lại nói bánh này yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo tay. Thoa một ít dầu lên thớt và cho lượng bột vừa đủ và cán mỏng. Sau đó cho nhân vào và vo tròn. Sau cùng, thoa dầu vào lá chuối và chọn bánh vừa gói vào trong và quấn lại. Bánh được gói trong lá chuối tươi.
Có thể ai cũng sẽ nghĩ gói bánh thì không có gì khó. Nhưng bánh ít lá gai Bình Định này, việc gói bánh như thế nào để ra được hình dáng như ý bạn có thể cũng sẽ mất thời gian khá lâu để học được bí quyết đấy! Bánh sau khi hoàn thành thì mang đi hấp.
Tiếp đến là phần hấp bánh. Chuẩn bị một cái nồi hấp, sau khi gói xong có thể cho bánh vào hấp bánh. Việc hấp bánh diễn ra từ 25 -30 phút. Chờ bánh chín là có thể sử dụng. Bánh được dùng lúc còn nóng sẽ ngon hơn và có mùi thơm hơn.
Cách bảo quản bánh ít lá gai
Món đặc sản Quy Nhơn này làm từ nguyên liệu tươi và không có chất bảo quản, thế nên thời gian sử dụng cũng như bảo quản sẽ khó khăn hơn một vài loại bánh khác. Thời hạn sử dụng tốt nhất của bánh ít Bình Định là từ 3 cho đến 5 ngày bánh sau khi hấp.
Nên hạn chế để bánh dưới mặt trời quá lâu hoặc để ở những nơi có nhiệt độ thay đổi liên tục sẽ dễ dàng làm bánh bị hư và ôi hơn. Bánh được bảo quản trong tủ lạnh dùng sẽ lâu. Đây là bánh có thể dùng làm quà cho gia đình, bạn bè hay người thân sau dịp bạn ghé thăm Bình Định.