Tác dụng dưỡng ẩm của việc bôi dầu dừa đã được quan tâm từ rất lâu, bên cạnh việc khắc phục chứng da khô toàn thân, dầu dừa cũng có thể được sử dụng để cải thiện đôi môi khô nứt nẻ. Lúc này, liệu pháp dưỡng môi bằng dầu dừa qua đêm là một điều cần thiết để môi được dưỡng ẩm cũng như ngậm nước, tạo điều kiện để hồi phục tốt hơn, trở nên mềm và mịn hơn.
Lợi ích của dầu dừa đối với vẻ đẹp của đôi môi
Ưu điểm lớn nhất của dầu dừa là tác dụng dưỡng ẩm. Điều này làm cho việc bôi dầu dừa trở thành một giải pháp lý tưởng cho đôi môi nứt nẻ.
Đôi môi luôn là phần đặc biệt nhạy cảm với việc mất độ ẩm vì da mỏng và chúng thường tiếp xúc với các yếu tố môi trường, yếu tố kích thích nhiều hơn các vị trí khác của da.
Trong y học, dầu dừa còn có một tác dụng chính trong điều trị bỏng. Điều này là nhờ vào độ ẩm của dầu dừa cũng như các đặc tính giảm đau, sưng nề của nó. Những tác dụng tương tự này có thể chuyển thành lợi ích khi áp dụng trên đôi môi khô và nứt nẻ.
Bên cạnh đó, dầu dừa cũng được xem là một chất làm mềm. Chất làm mềm có bản chất là chất dưỡng ẩm mà không phải là mỹ phẩm giúp giữ ẩm cho da và chúng cũng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ da. Vai trò của thành phần này là giúp giữ độ ẩm trong da, vì vậy chúng có xu hướng hoạt động tốt nhất ngay sau khi tắm. Tuy nhiên, mọi người đều có thể thoa chúng suốt cả ngày nếu cần, đặc biệt là cân nhắc áp dụng trên đôi môi, nơi vốn có tốc độ mất độ ẩm nhanh hơn so với những phần còn lại của cơ thể.
Các lợi ích khác của dầu dừa còn có là tác dụng khử trùng và kháng khuẩn tiềm ẩn. Chính những lợi ích như vậy có thể giữ cho đôi môi không có mầm bệnh sinh sống và sau đó giúp bảo vệ làn da nứt nẻ không bị nhiễm trùng nữa. Hơn nữa, dầu dừa còn có hoạt tính như là một chất chống viêm, có ý nghĩa làm giảm sưng tấy trên vùng tiếp xúc.
Cuối cùng, một số người sử dụng dầu dừa theo kinh nghiệm như một phương pháp điều trị nếp nhăn. Khi sử dụng dầu cho môi, việc dưỡng môi bằng dầu dừa có thể giúp vùng da xung quanh miệng trông mịn màng và rạng rỡ hơn.
Cách dưỡng môi bằng dầu dừa trong ngày
Sử dụng dầu dừa nhằm cải thiện tình trạng đôi môi khô nứt nẻ là một quá trình tương đối đơn giản. Chỉ cần thoa một vài giọt dầu dừa lên môi và dùng ngón tay chấm nhẹ nhàng cho đến khi dầu đông lại. Người dùng cũng có thể lặp lại quá trình này trong suốt cả ngày thường xuyên muốn.
Nếu muốn chế biến dầu dừa có kết cấu giống như kem dưỡng da hơn, hãy kết hợp dầu dừa với các phần bằng nhau của chất làm đặc như sáp ong cũng như bơ hạt mỡ,… Điều này cũng sẽ giúp mang lại cho người dùng một lớp bôi dầu hoàn thiện ít bóng hơn.
Để tránh làm nhiễm bẩn cho sản phẩm, cần lưu ý bôi bằng tay đã rửa sạch hay dùng bằng các dụng cụ chuyên dụng. Đồng thời, nên lưu trữ dầu dừa hay bất kỳ sản phẩm bổ sung nào trong một hộp đựng nhỏ để dễ dàng ứng dụng khi di chuyển cũng như việc bảo quản sẽ tốt hơn.
Cách dưỡng môi bằng dầu dừa ban đêm
Mặc dù dầu dừa có thể được sử dụng thay thế cho son dưỡng môi ban ngày, dầu dừa cũng có thể hoạt động tốt như một loại mặt nạ điều trị qua đêm.
Để có thể thực hiện được điều này, người dùng nên kết hợp dầu dừa với một chất bảo vệ dày hơn, chẳng hạn như mật ong với tỷ lệ các phần bằng nhau, trộn đều mật ong và dầu dừa cho đến khi tạo thành một loại kem đặc. Thoa đều lên môi trước khi đi ngủ, giữ nguyên trong đêm và rửa sạch vào buổi sáng hôm sau sẽ đem lại đôi môi tươi trẻ bất ngờ.
Bổ sung thêm các thành phần nào với dầu dừa để có độ ẩm tối đa cho môi
Để bổ sung độ ẩm cho môi, nhất là trên tình trạng môi khô nứt nẻ quanh năm, hãy cân nhắc kết hợp dầu dừa với các thành phần dưỡng ẩm khác, chẳng hạn như:
Dầu bơ
Sáp ong
Dầu ô liu
Mật ong nguyên chất
Bơ hạt mỡ
Người dùng có thể thoa các thành phần này kết hợp với dầu dừa theo tỉ lệ từng phần bằng nhau để có thêm độ ẩm. Đắp mặt nạ và để qua đêm cũng như dùng trong ngày để có kết quả tối đa.
Tóm lại, ưu điểm của dầu dừa đã khá rõ ràng trong việc dưỡng ẩm, chữa lành và bảo vệ đôi môi. Tuy nhiên, một số người dùng thấy bôi dầu dừa khó khăn, đặc biệt là trong sinh hoạt ban ngày. Theo đó, người dùng có thể chế biến lại cho dầu dừa dễ sử dụng hơn bằng cách kết hợp với các thành phần cơ bản khác. Dù vậy, điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo chỉ dưỡng môi bằng dầu dừa nguyên chất, sản phẩm được bảo quản tốt, không bị nhiễm bẩn hay thay đổi về mặt hóa học, vật lý để đem lại nhiều lợi ích nhất cho môi khô nứt nẻ của mình.